Blog tài chính

Tổng dư nợ là gì? Các cách thanh toán dư nợ tín dụng nhanh nhất

Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ vay tiền bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đang phổ biến và được nhiều người sử dụng, mang đến nhiều lợi ích và tiện dụng cho người vay. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

tong no du la gi

I. Khái niệm tổng dư nợ là gì?

Tổng nợ dư (Debit) là tổng số tiền mà người vay tiền phải trả cho ngân hàng sau khi giao dịch vay vốn trước đó. Việc vay vốn này gồm nhiều mục đích khác nhau như: Vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay tín dụng và vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng,… Tổng dư nợ này sẽ giảm dần và di chuyển về số không nếu như bạn đã trả hết khoản nợ cho ngân hàng.

Hiện nay, thuật ngữ dư nợ này thường được dùng trong nhiều lĩnh vực sử dụng thẻ tín dụng. Dư nợ thẻ tín dụng xuất hiện khi người dùng thẻ để sử dụng một số tiền nhất định trong hạn mức cho phép. Lúc này, ngân hàng sẽ sao kê và báo cáo về cho bạn biết dư nợ hiện tại của bạn cũng như thời hạn bạn phải trả dư nợ.

II. Khái niệm cơ bản về tổng dư nợ mà bạn nên biết

1. Tổng dư nợ cho vay là gì?

Tổng dư nợ cho vay phản ánh số tiền ngân hàng hiện cho vay tại một thời điểm xác định nào đó. Đây cũng chính là khoản vay mà ngân hàng cần phải thu hồi về, chúng được ước tính theo thời điểm. Có thể hiểu đó là số dư cuối kỳ tính toán và là tổng số tiền cho vay mà ngân hàng cần thu hồi tại một thời điểm nhất định đối với người vay.

2. Thế nào là dư nợ giảm dần?

Khoản dư nợ tín dụng giảm dần là mức lãi suất dựa trên số tiền, khoản vay thực tế ban đầu mà bạn còn nợ. 

Tổng dư nợ giảm dần là khoản vay được tính sau khi đã trừ các phần tiền gốc bạn phải trả trong những kỳ trước đó. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản khác đó là dư nợ giảm dần là tiền lãi và số tiền lãi này sẽ giảm dần nếu như số tiền gốc của bạn được trả giảm đi bớt.

3. Doanh số cho vay là gì?

Có thể hiểu, doanh số cho vay chính là chỉ tiêu được ngành tài chính dùng để phản ánh tất cả các khoản tín dụng cho vay mà ngân hàng đã phát trong một khoảng thời gian nào đó. Doanh số cho vay không tính khoản cho vay đó đã thu hồi về hay chưa mà nó được nhân viên ngân hàng tổng kết và xác định theo tháng, quý, năm.

Bài viết liên quan:  Xu hướng nghề nghiệp năm 2025 - 11 nghề nghiệp HOT nhất

4. Doanh số thu dư nợ là gì?

Doanh số thu dư nợ là tất cả khoản tiền mà khách hàng đã vay được thu hồi về. Khoản tiền này sẽ được tính cho cả năm hiện tại và cả những năm trước đó.

III. Phân loại dư nợ thẻ tín dụng phổ biến hiện nay

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn

Đối với nhóm nợ này thì các trường hợp được gom nhóm gồm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn, các khoản nợ đang trong thời hạn hoặc quá thời hạn dưới 10 ngày.

  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

Nhóm này là những đối tượng có các khoản nợ quá hạn từ 10 – dưới 30 ngày hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Là các khoản nợ quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày. Các khoản nợ này cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo khoảng thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu hoặc các khoản nợ được giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

Là khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, khoản nợ này cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

  • Nhóm 5: Dư nợ tín dụng có nguy cơ mất vốn

Gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần 2; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

tong no du la gi

IV. Tổng dư nợ quá thời hạn thì có sao không?

Khi tổng dư nợ quá hạn thì bạn sẽ phải gặp những rắc rối như sau:

  • Mức độ nhẹ, ngân hàng sẽ nhắc nhở bạn bằng các loại phí phạt trả chậm khi bạn đã nợ quá hạn. Mức phí này tùy thuộc vào từng ngân hàng, thường sẽ giao động từ 5 – 6% số tiền bạn đang nợ.
  • Nếu khoản dư nợ ngày càng nhiều và thời gian quá hạn càng nhiều thì hậu quả bạn chịu sẽ ở mức độ cao hơn, tương đương với mức độ nợ xấu thuộc nhóm 3 trở lên.
  • Bạn sẽ không còn cơ hội được vay bất kỳ khoản tiền mặt nào nữa. Hơn thế, thông tin lịch sử nợ xấu của bạn sẽ có mặt trên hệ thống CIC của tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính.
  • Ngoài ra, bạn cũng không được phép dùng thẻ tín dụng.
  • Cho dù bạn đã thanh toán đầy đủ sau khi bị thông báo nợ quá hạn. Nhưng bạn vẫn phải mất khá nhiều thời gian tối đa 5 năm để được các tổ chức tài chính xét duyệt hồ sơ.
  • Bạn còn có nguy cơ mất tài sản đảm bảo tại ngân hàng nếu không chịu trả dư nợ.
Bài viết liên quan:  Có 100 triệu nên làm gì để sinh lời? 10 ý tưởng hay 2023

V. Những cách thanh toán tổng dư nợ phổ biến

  • Cách 1: Thanh toán tổng dư nợ bằng cách tới trực tiếp ngân hàng để nộp tiền mặt. Hiện tại, những điểm giao dịch đã có mặt rất nhiều trên toàn quốc nên bạn không cần phải lo lắng. Khi đến điểm giao dịch, nhân viên ngân hàng sẽ giúp bạn làm tất cả các thủ tục để hoàn tất giao dịch nhanh nhất.
  • Cách 2: Người vay có thể ký Séc hoặc giấy ủy nhiệm chi bằng chữ ký chính chủ để ngân hàng yêu cầu thanh toán dư nợ. Tuy nhiên, tại nước ta hình thức này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết cách thanh toán.
  • Cách 3: Đối với các loại dư nợ tín dụng, bạn có thể đăng ký thanh toán bằng các ghi nợ tự động. Tức là khi bạn sử dụng thẻ sinh ra dư nợ, tổng dư nợ này sẽ được ngân hàng chủ động chuyển khoản từ tài khoản thanh toán của bạn sang tài khoản tín dụng để hoàn trả khoản vay.
  • Cách 4: Chuyển khoản để thanh toán dư nợ là cách thanh toán đơn giản, nhanh chóng nhất. Bạn có thể đăng ký dịch vụ chuyển khoản trên điện thoại hoặc thao tác tại ATM, các quầy dịch vụ của ngân hàng là được.

VI. Bảng thống kê tổng hợp giới hạn tín dụng của ngân hàng

STTTổng dư nợ cấp tín dụngGiới hạn so với vốn ngân hàng
1Đối với các đối tượng khách hàng bị cấm cấp tín dụng0% vốn tự có
2Đối với những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng< 5% vốn tự có
3Đối với một khách hàng< 15% vốn tự có
4Đối với 1 khách hàng và người có liên quan< 25% vốn tự có
5Đối với mỗi công ty con, công ty liên kết với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát<10% vốn tự có
6Đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát< 20% vốn tự có
7Để đầu tư, kinh doanh trái phiếu< 5% vốn điều lệ
8Để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu< 5% vốn điều lệ
9Trường hợp đặc biệt vượt mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn trênThủ tướng Chính phủ quyết định
Thống kê giới hạn tín dụng

Mức dư nợ tín dụng trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan với khách hàng đó phát hành nhưng không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức hay của cá nhân.

Trường hợp, nếu nhu cầu của các khách hàng và người có liên quan vượt quá cấp tín dụng nêu trên thì tổ chức tín dụng được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 128, bộ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Bài viết liên quan:  Hướng dẫn quy trình xuất hóa đơn điện tử mới nhất 2023

VII. Vai trò của lịch sử tín dụng và hậu quả của dư nợ tín dụng quá hạn

  • Đối với khách hàng được xếp hạng vào nhóm nợ 1 sẽ được đánh giá có lịch sử tín dụng tốt, có khả năng được chấp thuận vay vốn ở hầu hết các ngân hàng và công ty tài chính.
  • Đối với đối tượng khách hàng được phân vào nhóm 2 thì phụ thuộc vào một số quy định và một số điều kiện đánh giá khác của từng tổ chức tín dụng để xét duyệt về chấp thuận cho vay.
  • Đối với khách hàng phân loại vào các nhóm còn lại như nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 sẽ được đánh giá là lịch sử tín dụng kém, hầu hết khi nộp hồ sơ vay vốn đều bị các tổ chức tín dụng từ chối. 
  • Chịu mức phí phạt trả chậm khá cao, một số đơn vị vay vốn có thể được áp dụng mức phí phạt từ 5 – 6% số tiền nợ, đồng thời số lãi nợ quá hạn cũng có thể gấp 1,5 lãi suất thông thường.
  • Không được phép sử dụng thẻ tín dụng.
  • Không có cơ hội vay vốn ở bất kỳ các công ty tài chính hoặc ngân hàng nào tiếp theo.
tong no du la gi

VIII. Các lưu ý liên quan đến tổng dư nợ

1. Một số lưu ý khi rơi vào tình trạng dư nợ tín dụng

  • Lựa chọn lãi suất quá hạn và thẻ ưu đãi phù hợp: Nên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất quá hạn ưu đãi thấp nhất.
  • Thanh toán tổng dư nợ tín dụng đúng hạn: Ngày đến hạn thanh toán là ngày chậm nhất mà các khách hàng nên thanh toán dư nợ tín dụng cho ngân hàng để được hưởng các ưu đãi mà không cần phải chịu các chi phí thanh toán trễ hạn. Thời điểm ngân hàng xác nhận chủ thẻ đã thanh toán là lúc ngân hàng nhận được tiền, chính điều này đã dẫn đến nhầm lẫn và thanh toán chậm.

2. Các cách thanh toán dư nợ tín dụng nhanh và đơn giản nhất

  • Thanh toán chuyển khoản trực tuyến: Khách hàng có thể thực hiện thanh toán chuyển khoản trực tiếp tại ngân hàng hoặc từ các thẻ ATM bất kỳ vào thẻ tín dụng để thanh toán dư nợ tín dụng khi đến kỳ hạn.
  • Thanh toán bằng tiền mặt: nộp tiền trực tiếp tại ngân hàng.

3. Một vài hạn chế của dư nợ tín dụng

  • Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khách hàng sẽ phải chịu thêm một khoản phí rút tiền và lãi suất rút tiền do ngân hàng phát hành theo quy định. Do đó, đây là điều mà các ngân hàng không khuyến khích khách hàng thực hiện.
  • Chi tiêu hợp lý trong hạn mức chi trả: Trước khi thực hiện chi tiêu hãy cân nhắc về hạn mức chi trả và khả năng tài chính để tránh việc chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Trường hợp nếu bạn chưa trả đủ nợ thẻ tín dụng của kỳ trước thì bạn nên hạn chế mua sắm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong kỳ vì có thể số nợ sẽ tăng lên ngày càng cao.
  • Luôn bảo mật thẻ tín dụng: Vì có thể xảy ra rất nhiều rủi ro mất tiền trong tài khoản khi bị mất thẻ, chủ thẻ không kịp liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ, rất có thể kẻ gian sẽ sử dụng thẻ để giao dịch gian lận.
  • Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng: Khi đó, bạn sẽ khó kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình
  • Lưu giữ các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng: Các giấy tờ thanh toán trả nợ tín dụng và các hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng để đối chiếu khi gặp sự cố thanh toán, cho đến khi ngân hàng đã xác nhận thanh toán trả nợ thành công.

Trên đây là những chia sẻ mà Norway.org.vn muốn gửi đến bạn về tổng nợ dư. Hy vọng, bạn đã biết tổng dư nợ là gì và có thêm nhiều thông tin hay, các lưu ý bổ ích về dư nợ tín dụng.

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button