Blog tài chính

Các mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm mới nhất

Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm được lập ra để báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội hay Hội đồng nhân dân bầu cử hoặc phê chuẩn. Vậy mẫu báo cáo này bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Các mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

I. Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm của hội đồng nhân dân các cấp?

Căn cứ vào quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng với quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hay Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người đang giữ các chức vụ như sau:

  • Thứ nhất: Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
  • Thứ hai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân.

Lưu ý: Nếu một người đồng thời giữ nhiều chức vụ trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. 

Không thể lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ nêu trên nếu người đó có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc cuộc họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân.

II. Trách nhiệm của người được lấy mẫu báo cáo tín nhiệm?

Theo quy định tại Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 thì người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm sau đây: Trễ nhất là 30 ngày trước khi khai mạc cuộc họp Hội đồng nhân dân, người được lấy phiếu phải báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân.

Bài viết liên quan:  Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Khách hàng cần chú ý để sử dụng đúng mẫu, tránh các trường hợp người báo cáo sử dụng sai mẫu và bị cơ quan trả báo cáo về. Khi thực hiện mẫu báo cáo bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời gian báo cáo được tính tại thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu cử.
  • Báo cáo của người lấy phiếu tín nhiệm cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không của các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức trong nội bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thuộc khóa XII.
  • Trong nội dung báo cáo cũng cần tự đánh giá, thực hiện việc sắp xếp bộ máy quản lý và tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu quả.
  • Báo cáo có độ dài từ 4 – 5 trang, đánh máy và in báo cáo trên khổ giấy A4, không kèm theo phụ lục.
  • Kê khai trung thực tài sản và thu nhập của người được lấy phiếu tín nhiệm: theo quy định tại điều khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tính minh bạch tài sản, thu nhập theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về kê khai minh bạch thu nhập, tài sản.
Bài viết liên quan:  Tìm hiểu: Chỉ số chứng khoán trên sàn HSX tên là gì?

Lưu ý: Trước ngày lấy phiếu tín nhiệm nếu như đại biểu của Hội đồng nhân dân có yêu cầu thì người được lấy phiếu tín nhiệm phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu.

III. Nội dung chính của mẫu báo cáo thể hiện những thông tin gì? 

Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm các nội dung sau đây:

1) Quốc hiệu và tiêu ngữ cùng ngày, tháng, năm thực hiện mẫu báo cáo

2) Tên báo cáo có ghi rõ tại kỳ họp thứ mấy Hội đồng nhân dân thuộc tỉnh nào khóa bao nhiêu của nhiệm kỳ nào?

3) Thông tin cá nhân của người thực hiện báo cáo gồm: Họ và tên, chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu cử hoặc phê chuẩn, đơn vị công tác.

4) Căn cứ vào Nghị quyết số 852014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bầu cử tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu cử hoặc phê chuẩn, xin báo cáo các nội dung về:

Các mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm
  • Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu cử: Cần ghi rõ ràng, chính xác báo cáo đầy đủ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Người viết báo cáo tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của mình.
  • Giải trình đầy đủ những nội dung mà Hội đồng nhân dân yêu cầu
  • Giải trình ý kiến hay kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến.
Bài viết liên quan:  WACC là gì? Công thức tính WACC chuẩn nhất 2023

5) Người báo cáo ký và ghi rõ họ và tên.

IV. Quy trình báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

Quy trình lấy mẫu báo cáo tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 thuộc “Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân” và Điều 9 của Nghị quyết số 85/2014/QH13. Riêng với Hội đồng nhân dân cấp xã do không thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hay Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã lên quyết định về việc phân chia thành các Tổ để các đại biểu Hội đồng nhân dân trao đổi và thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Trên đây là những thông tin về mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cùng một số nội dung liên quan mà Norway.org.vn tổng hợp. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho những ai đang có tìm hiểu về mẫu báo cáo này.

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button