Blog tài chính

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Mỗi công ty hay doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải có một số vốn nhất định. Chúng có thể đến từ nhiều nguồn và cũng như phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Và một trong những số vốn phải kể đến trong kết cấu tài chính của doanh nghiệp đó chính là vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính ra sao? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu.

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là một thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn vốn sở hữu của các chủ doanh nghiệp cũng như các thành viên ở trong công ty liên doanh. Hoặc các cổ đông sở hữu cổ phần trong công ty.

Các chủ sở hữu thường góp vốn cùng với nhau để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau đó, họ sẽ cùng nhau chia lợi nhuận được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, nếu như kinh doanh không thu về lãi, họ cũng sẽ cùng gánh chịu các khoản lỗ.
CvQkl3pF8AAbOnjHW29vDytj8DS6TikqQlxWSWml13h4PEv3qTw N4vXC0LiJbMmsHt92Xo

Vốn chủ sở hữu được xem như là một trong những nguồn tài trợ chính cho doanh nghiệp. Chỉ khi nào doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản, thì lúc này doanh nghiệp phải dùng các tải sản của mình để chi trả trước tiên cho các chủ nợ. Sau đó, phần tài sản còn lại mới chia theo cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Nói một cách đơn giản, vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ phải trả.

2. Cách tính vốn chủ sở hữu

Trong lĩnh vực kế toán, vốn chủ sở hữu chính là sự khác biệt giữa giá trị tài sản và giá trị các khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó. 

Bài viết liên quan:  Đòn bẫy tài chính là gì? Chi tiết A-Z về đòn bẫy tài chính

Để tính vốn chủ sở hữu, ta dựa vào công thức như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Các khoản nợ phải trả

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách xác định vốn chủ sở hữu, chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau đây:

Bạn mua 1 ngôi nhà với trị giá 500.000.000đ (1 tài sản). Nhưng, bạn lại có một khoản nợ là 100.000.000đ cho việc mua căn nhà đó. Vậy vốn chủ sở hữu của bạn đối với căn nhà đó bằng:

 500.000.000 – 100.000.000 = 400.000.00đ

Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể đạt con số âm nếu như các khoản nợ phải trả vượt quá tổng tài sản hiện có. Đối với một công ty hoặc một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần tài sản còn lại sau khi các khoản nợ đã được thanh toán.

3. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Thông thường, chúng ta có thể thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu trong các bản báo cáo ở các dạng như sau:

– Vốn cổ đông

– Thặng dư vốn cổ phần

– Cổ phiếu quỹ

– Lãi chưa phân phối

– Quỹ dự phòng tài chính

– Quỹ khen thưởng, phúc lợi

– Quỹ phòng tài chính,…
wZkNzK RgWppG4cnSQqgpyzWMerzFi2P7D3HUNC5Eb HrjvoSjyvL0Q5TgKbwLkiFP17PBfNox863Q85Ei9d2 ry9B8siKdUVoLTtWpVsgRJ5xOeyO5sLGsxN8F4nFoe5N2dLrPR 9 pYo1CyjOhHQ

Trong các nguồn được kể ở trên thì thặng dư cổ phần và cổ phiếu quỹ chỉ áp dụng đối với các công ty cổ phần.

– Thặng dư vốn cổ phần: Đây được hiểu là sự chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá phát hành cổ phiếu. Hoặc là sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu mua lại và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ.

Ví dụ: Mệnh giá cổ phiếu của công ty P có giá là 25.000đ. Giá thị trường của cổ phiếu công ty P là 30.000đ. Và trong giai đoạn này, công ty P phát hành 20.000 cổ phiếu.

Vậy thặng dư vốn cổ phần bằng 30.000 x 20.000 – 25.000 x 20.00 = 595.990.000

– Cổ phiếu quỹ: Được hiểu là công ty cổ phần mua lại phần cổ phiếu của chính mình. và không huỷ bỏ số cổ phần đó thì được coi là cổ phiếu quỹ.

4. Các nguồn vốn chủ sở hữu

Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, mà vốn chủ sở hữu cũng được hình thành ở từng các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam, có những loại hình vốn chủ sở hữu phổ biến sau đây:

Bài viết liên quan:  Black card là gì? Đặc điểm và điều kiện để mở Black card

– Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu được biết là các khoản vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữu vốn chính là nhà nước.

– Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Các nguồn vốn này được hình thành bởi các thành viên thành lập công ty. Do đó,  chủ sở hữu vốn chính là các thành viên thành lập.

Đối với công ty cổ phần: Các vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. Vì vậy, cổ đông chính là các chủ sở hữu vốn.

Đối với công ty hợp danh: Vốn này thường được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này chính là các chủ sở hữu. Tuy nhiên, công ty hợp danh phải là doanh nghiệp ít nhất có hai thành viên hợp doanh. Và có thể có thành viên góp vốn.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp chính là người góp vốn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, chủ doanh nghiệp là chủ sở hữu vốn. Do đó, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Đối với doanh nghiệp liên doanh (Có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh này có thể diễn ra đối với các doanh nghiệp trong nước. Hoặc doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Lúc này, vốn chủ sở hữu là gì?

Ở trường hợp này, vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các thành viên là các tổ chức, cá cá nhân,..Do đó, chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, có thể có nhiều chủ sở hữu vốn. Và số vốn này được số dụng trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở trong các quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh thu được, các khoản chênh lệch tài sản sau các đợt đánh giá lại,…

Bài viết liên quan:  Hướng dẫn quy trình xuất hóa đơn điện tử mới nhất 2023

Chính vì thế, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường có thể được bổ sung thông qua các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn cũng có thể là các cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc các cổ đông nắm giữ cổ phiếu.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình của doanh nghiệp mà cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng có thể thay đổi.
kiHGjOohZSXHCo0pmbZ0eiIQmclx0YaPJy0KzxN2Teyq9fSO5ZPO1ag7so Dj0d4Ja6k9XL 1jvUktv005tNP

5. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?

Theo thông tư 133 của bộ Tài Chính, doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu ở các trường hợp sau đây

– Vốn chủ sở tăng:

  • Các chủ sở hữu góp thêm vốn.
  • Bổ sung thêm vốn từ các khoản lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Hay từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu.
  • Cổ phiếu phát hành có giá cao hơn mệnh giá thị trường.
  • Giá trị của các quà biếu, khoản tài trợ, tặng trừ đi các khoản thuế phải nộp là số dương. Bên cạnh đó, các khoản phải được cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.

– Vốn chủ sở giảm:

  • Các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn.
  • Các cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá thị trường.
  • Doanh nghiệp bắt đầu giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Phải bù đắp các khoản lỗ trong kinh doanh theo quy định thẩm quyền.
  • Huỷ bỏ các cổ phiếu quỹ đối với các công ty cổ phần.

6. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Bảng phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ:

Tiêu chíVốn chủ sở hữuVốn điều lệ
Khái niệmVốn chủ sở hữu có thể là nhà nước, các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn. Hoặc các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là các chủ sở hữuVốn điều thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong công ty hay chủ sở hữu công ty đã góp hoặc thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty.
Cơ chế hình thànhVốn chủ sở hữu có thể hình thành từ các khoản ngân sách nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra. Hoặc được góp vốn cổ phần, bổ sung lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Hay có thể từ các nguồn thu khácVốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên trong công ty, các chủ sở hữu công ty góp và thực hiện cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Và được ghi vào điều lệ công ty
Nghĩa vụ nợVốn chủ sở hữu do nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn. Hoặc các cổ đông mua và nắm giữ các cổ phiếu. Do đó, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.Vốn điều lệ được xem là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp. Do đó, vốn điều lệ được xem là tài sản toàn công ty. Chính vì thế, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nơi thể hiệnBáo cáo kết quả kinh doanh theo từng thời kỳỞ điều lệ của công ty
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

7. Kết luận

Bài viết ở trên đã giải đáp thắc mắc của các bạn vốn chủ sở hữu là gì? Đối với một công ty hay một doanh nghiệp, thì vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng. Nó giúp công ty có thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô cũng như thực hiện các hoạt động kinh doanh. Norway Embassy hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu !

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button