Blog tài chính

Đòn bẫy tài chính là gì? Chi tiết A-Z về đòn bẫy tài chính

Nếu bạn làm trong lĩnh vực tài chính, thì ắt hẳn bạn cũng từng nghe qua thuật ngữ đòn bẩy tài chính. Chúng được xem là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì đòn bẩy tài chính sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn cũng như hiểu rõ hơn đòn bẩy tài chính là gì?

1. Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (hay Financial Leverage) được hiểu là mức độ sử dụng nguồn vốn vay trên tổng số vốn doanh nghiệp để đầu tư sinh lợi nhuận. Thay vì, sử dụng nguồn các vốn có sẵn. Nói cách khác, đòn bẩy tài chính chính là sử dụng vốn vay để kinh doanh sinh lời trên vốn sở hữu (ROE) và trên cổ phần thường (EPS).


2 FhTj9gOaFgmOHILGgl2KQ52v2vBiSs7MIfWpSUqnlf2z9IqTYf8AGJGbzp2jtdqFxJqhBuzMCNnEPv8XzpJplV5JnOpZHES7wh4TaT9LE95zUMQ7UDnL83riRjJvRCt8PfHMkbwCKH7pEOA JWpGVw

Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc đi vận hành các chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ chiếm tỷ số rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cơn hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp nếu tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Dưới đây là 1 ví dụ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ đòn bẩy tài chính

Ví dụ: A và B đều sở hữu 20.000.000đ và muốn mở cửa hàng điện thoại

– A dùng 20.000.000đ để mua 20 chiếc điện thoại với giá mỗi chiếc là 1.000.00đ. Qua đó, ta có thể thấy A đang sử dụng nguồn vốn của mình mà không dùng đòn bẩy tài chính.

– B vay thêm 5.000.000đ để mua 25 chiếc điện thoại cùng giá mỗi chiếc là 1.00.000đ. Lúc này, B đã sử dụng đòn bẩy tài chính để sở 25 chiếc điện thoại với vốn 20.000.000đ mà mình có.

2. Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính.

2.1 Tổng số nợ/Tổng tài sản (D/A)

Hệ số nợ trên tổng số tài sản (D/A) được dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Tức là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Bài viết liên quan:  Đối tượng chịu thuế GTGT 0% theo quy định mới nhất 2023

Hệ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô hay loại hình doanh nghiệp. Để biết tỷ số này ở mức độ cao hay thấp, ta có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.

2.2 Hệ số nợ/vốn (D/C)

Công thức:  Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn sở hữu)

Hệ số nợ trên vốn (D/C) dùng để cung cấp cho các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu biết về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có hệ số nợ trên vốn cao hơn mức bình quân ngành thì có khả năng doanh nghiệp đó có tình hình tài chính không ổn.

2.3 Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) dùng để phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho các hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được biết là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất. 

2.4 Hệ số đòn bẩy tài chính

Công thức:  Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này cho ta biết được vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Hệ số này thấp, cho thấy được doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được doanh nghiệp chưa biết tận dụng được các lợi thế của đòn bẩy tài chính.

2.5 Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)

Hệ số chi trả lãi vay cho biết được mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo cho khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Còn nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả lãi.

3. Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính được xác định dựa trên công thức sau:
2 RuBBR0YNGq uKnS4Rj8DXDk3c50imwgoqNH5un29DhH6w5 SMC0kV7zsh8uYxOhRsfyNmV5FqJN86 Sea5UQvK3sgspfRiruYi5

Bài viết liên quan:  Xu hướng nghề nghiệp năm 2025 - 11 nghề nghiệp HOT nhất

Trong đó: + Ebit được hiểu là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

                 + EPS được hiểu là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.

Và để tính đòn bẩy tài chính sau khi đã có thêm lãi vay phải trả (I), ta có công thức như sau:2 kf znJTFLlBXVJHGvU8Mq1tohYr2rjLD1Qk2hwZsB5o8KYLAEzlIZX8Qv2TqJ 9oTQj79aK3BgjXlKOuVO071E0 N O3Q udDg7c364mYSIOU2GeRD8vQGui5GO 2LFZbMJzzZYIaZIl7Z4dQXo3 w

Với: + F: Là chi phí cố định.

+ v: Là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm.

+ p: Là giá bán.

+ Q: Là số lượng sản phẩm.

+ I: Là lãi vay phải trả.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau đây:

Một doanh nghiệp P kinh doanh 1 sản phẩm X với tổng vốn là 200.000.000đ. Trong đó, bao gồm 100.000.000đ là khoản vay với lãi suất 10%/1 năm. Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp có thể tiêu thụ 20.000 sản phẩm. Với giá mỗi sản phẩm là 40.000đ. Mỗi sản phẩm có chi cố định là 34.000đ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 80.000.000đ. Bài toán được đặt ra là xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp.

Dựa vào ví dụ ta có:

  • I = 100.000.000đ x 10% = 10.000.000đ
  • F = 80.000.000đ
  • v = 34.000đ
  • p = 40.000đ
  • Q = 20.000

Áp dụng công thức ở trên, ta có thể xác định được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp là:

EBIT = 20.000 x (40.000 – 34.000) – 80.000.000 = 40.000.000đ

DFL = 20.000 X (40.000 – 34.000) – 80.000.00020.000 X (40.000 – 34.000) – 80.000.000 – 10.000.000 = 1.34

Kết luận: Với Ebit (lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi doanh nghiệp P tăng hoặc giảm 1% lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 1,34%.

4. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Mặc dù tiềm ẩn những rủi ro nhất định bên cạnh những lợi ích mang lại. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính vẫn là một công cụ tài chính được nhiều doanh nghiệp ưa thích. 

Không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, mà các nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ song song nhằm gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nhất định trong chiến lược kinh doanh của công ty, kể như;

  • Bù đắp vào sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp nhằm để duy trì hoạt động kinh doanh. Cùng với đó là gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
  • Là một công cụ thúc đẩy mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đây cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
  • Được xem như là một lá chắn thuế của doanh nghiệp. Bởi vì các khoản vay cũng như tiền lãi được tính vào phần chi phí của doanh nghiệp. Do đó, nó sẽ được khấu trừ vào khoản thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản thuế ít hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.
Bài viết liên quan:  Coworking Space là gì? Điểm nổi bật & 05 điều thú vị

Không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các Trader khi họ đầu tư vào lĩnh vực Forex. Đây là một công cụ giúp các nhà đầu tư nhân vốn lên rất nhiều lần. Sau đó, nhằm thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn. 

Tuỳ thuộc mỗi sàn giao dịch, họ sẽ cung cấp cho các Trader mức đòn bẩy khác nhau. Ví dụ tại sàn Exness tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối đa là 1:2000.


2 ICip

5. Những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Bất kể cơ hội đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro bên cạnh lợi ích mà nó đem lại. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Do đó, khi sử dụng công cụ này để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của công ty cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Chủ doanh nghiệp phải đưa ra được định hướng tốt để giảm tình trạng khủng hoảng, ngưng động vốn của công ty.

– Lựa chọn các địa điểm cho vay vốn uy tín: Ngân hàng. các tổ chức tín dụng với mức lãi suất ổn định. Để giảm thiểu trả lãi ở mức cao và không gặp rủi ro phá sản.

6. Kết luận

Qua bài viết mà Norway Embassy chia sẻ, ta có thể thấy đòn bẩy tài chính là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp rất ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Tuy nhiên, tồn tại song song những lợi ích đem lại, đòn bẩy tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không biết cách sử dụng!

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button