Blog tài chính

Broker là gì? 10 tiêu chí để chọn Broker giỏi – uy tín

Hiện tại, giao dịch ở các thị trường chứng khoán, Forex hay tiền điện tử ngày càng nở rộ. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng có thể tự giao dịch. Mà thay vào đó là cần vào sự giúp đỡ của Broker. Vậy Broker là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể tìm được một Broker uy tín. Hãy để bài viết dưới đây giúp các bạn giải đáp các thắc mắc này nhé!

1. Broker là gì?

Trong một số lĩnh vực, đặc biệt là ở thị trường tài chính, Broker được biết đến như là một người trung gian, liên kết các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại với các bên cung cấp lớn. 

Ví dụ như các nhà đầu tư cá nhân với hệ thống ngân hàng. Thay vì bạn phải trực tiếp ngân hàng để đổi ngoại tệ. Thì bây giờ bạn chỉ cần thông qua các Broker để thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ.
dtO6vaZMet HgutASIDe0TldwIEQ79b0DD1e 5pF1iSrZFCNaHy4cbEV4 fvnVCmZ0WJwKONzfNu496GOKEOdN2lNGa0NKC1PtXrFqW MHNjc3FVB5gCc6bG1sZZXY6a9KX12

Broker chứng khoán là gì?

Ở lĩnh vực chứng khoán, Broker đóng vai trò giống như bên trung gian giữa bên mua và bên bán. Điều đầu tiên để bắt đầu quá trình giao dịch đó chính là các Trader phải tìm được cho mình một nhà môi giới có thể tin tưởng được.

Việc ưu tiên hàng đầu đối với một Trader đó chính là tiến hành phân tích thị trường chứng khoán, sàn forex,.. Và sau đó chính là tiến hành sàng lọc, tìm và chọn ra một Broker uy tín và phù hợp với chiến lược đầu tư đã đề ra. 

2. Vai trò của một Forex Broker là gì?

Broker được biết đến là người mà người mua hay người bán tìm đến để mua hoặc bán các công cụ, loại hình tài sản nào đó. Ví dụ như tiền tệ hay vàng.

Những Forex broker hoạt động giống như một người trung gian giữa bên mua và bên bán, giữa bạn với thị trường. Hay nói một cách khác, để tìm một người mua hay người bán tiền tệ. Thì bạn có thể tìm đến một Broker.

Ngoài ra, thay vì chỉ là trung gian giữa người và người bán thông thường. Họ cũng là trung gian giữa bạn với những người cao cấp hơn được gọi là “ nhà cung cấp thanh khoản.”.

3. Phân loại các Broker

Ở thị trường chứng khoán hay Forex, Broker được chia làm 2 loại hình cơ bản. Các bạn cần phải hiểu rõ tính chất của từng loại hình Broker trước khi thực hiện các giao dịch.

Bài viết liên quan:  Tổng dư nợ là gì? Các cách thanh toán dư nợ tín dụng nhanh nhất

3.1 Dealing Desk Broker

Dealing Desk Broker được xem là những nhà tạo lập thị trường. Họ luôn là những người sở hữu sẵn tính thanh khoản. Vì thế mà các chi phí giao dịch thường dao động ở mức ổn định. Tuy nhiên, các Dealing Desk Broker không hẳn là các bên môi giới trung gian. Bởi vì họ đã kết nối trực tiếp với các nhà giao dịch.

Thông thường, các Dealing Desk Broker kiếm tiền bằng cách mua ngoại hối của những bên cung cấp lớn ở mức giá thấp. Sau đó, họ bán ra thị trường với mức giá cao hơn. Bao gồm cả các chi phí chênh lệch.
1Yrze YbgyAHgABOe1HyMI5g

3.2 Non Dealing Desk Broker

No Dealing Desk Broker được biết đến là các nhà giao dịch trực tuyến (ECN). Hoặc là các nhà môi giới chuyển lệnh trực tiếp (STP). Thông thường, nhiệm vụ chính của họ là sẽ nhận lệnh từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Và sau đó họ sẽ bắt đầu chuyển lệnh lên các tổ chức cung cấp ngoại hối để khớp lệnh.

Từng nhà ngoại hối khác nhau thì họ sẽ cung cấp giá mua bán khác nhau. Chính vì thế, chi phí giao dịch không cố định mà luôn biến động dựa theo thị trường.

4. Broker sử dụng công cụ giao dịch gì?

Thông thường, các sàn giao dịch ngoại hối đều cung cấp vô số các cặp tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ một ít trong số đó nhận được sự chú ý và bắt đầu có những biến động lợi nhuận cao.

Hiện tại, các cặp tiền tệ chính bao gồm USD/JPY, EUR/USD, GBP/USD và USD/CHF. Tuỳ thuộc vào các chiến lược đầu tư đã đề ra, các Trader có thể giao dịch với các cặp tiền tệ chính. Hoặc cũng có thể là các cặp tiền ngoại lai (Exotic Pairs).
0LRQ5TNVL6Th6kx1SZADTKe47OKXSXfq2fDh3svgTZ6rU NYymkgdfrH1vtAFFPHweGxC1qngjxxCHyYUXppXURQ1odpNA8MT795lZFVr4PkbAR2rlb OJ4fd1mAyhUwvyLIWSV0wdA6foA GsrRlg

5. Broker kiếm tiền bằng cách nào?

Nhiệm vụ chính của một Broker đó chính là liên kết giữa bên mua và bên bán. Do đó, khi họ thực hiện giao dịch thành công, lợi nhuận mà họ thu được có thể là tiền hoa hồng. Hoặc có thể là một số khoản phí khác. 

5.1 Phí chênh lệch (Spread)

Spread được hiểu là các khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua của một cặp ngoại tệ nào đó được các nhà môi giới thực hiện. Trong đó, giá mua sẽ được ký hiệu là Ask. Còn giá bán sẽ được ký hiệu là Bid.

Lấy ví dụ như mua 1 cặp EUR/USD là 1,08444. Tương ứng với đó là giá bán là 1,08353. Như vậy mức phí chênh lệch là 0.93 pip.

Thông thường, khi ước tính các mức chênh lệch của tiền tệ thì người ta sẽ sử dụng đến đơn vị pip. Ngoài ra, mỗi nhà môi giới ở thị trường Forex còn cung cấp các mức chênh lệch khác nhau.

Bài viết liên quan:  Ví dụ về lập báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ con

Bên cạnh đó, nhằm thu hút thêm các nhà giao dịch, một số nhà môi giới đã bỏ đi chi phí hoa hồng. Tuy nhiên, họ sẽ không làm không công như bạn nghĩ. Mà thay vào đó, họ sẽ cộng thêm vào các khoản phí chênh lệch.
I3 6pdfWxJMl9TrZI1fhSO9gh l

5.2 Hoa hồng (Commissions)

Đối với các Broker, Commissions được biết là một trong những phần thu nhập chính của họ. Thông thường, tiền hoa hồng sẽ cao hay thấp còn phụ thuộc phần lớn vào khối lượng giao dịch của họ. Nói một cách đơn giản, giá trị giao dịch càng cao bao nhiêu có nghĩa là phí hoa hồng họ nhận được càng thấp bấy nhiêu. Bên cạnh đó, khi mua hoặc bán các cặp tiền tệ bất kỳ thì Trader luôn phải trả thêm phí hoa hồng.

5.3 Phí qua đêm (Overnight)

Thông thường khi các Trader sử dụng đòn bẩy tài chính, thì họ phải chịu thêm phí qua đêm. Tuy nhiên,  đối với một số giao dịch được thực hiện ngay trong ngày, các Broker thường không tính lãi. Nhưng nếu như đặt lệnh qua đêm thì đương nhiên các Trader phải chịu thêm phần chi phí lãi suất. Phần lãi suất chịu thêm đó chính là phí qua đêm.

6. 10 tiêu chí quan trọng để đánh giá một Broker uy tín

Thông thường, để đánh giá một Broker thật sự có uy tín hay không, các Trader cần xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ấy có thể bao gồm hệ thống công vụ tài chính cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Dưới đây là 10 tiêu chí quan trọng giúp các Trader đánh giá một Broker có thật sự uy tín.

Hệ thống công vụ tài chính phong phú: Ở thời điểm hiện tại, các Trader có nhiều lợi thế hơn trong việc đầu tư chứng khoán ở nhiều thị trường cùng một thời điểm. Chính vì lý do đó mà phần lớn các sàn môi giới đều cố gắng cung cấp các công cụ tài chính sao cho phong phú và đa dạng nhất. Đối với một sàn, Trader có thể đầu tư vào nhiều loại hình tài sản khác nhau như hàng hoá, vàng, cổ phiếu,… Nhờ vào tính đa dạng trong danh mục đầu tư mà có thể giúp Trader tối ưu hoá lợi nhuận. Cũng như giảm thiểu đi một phần rủi ro.

Loại hình tài khoản đa dạng: Nếu là một Broker uy tín thì họ sẽ cung cấp cho bạn nhiều loại hình tài khoản phong phú. Từ các tài khoản demo cho người mới đến các tài khoản dành cho người chuyên nghiệp. Cùng với đó là mức nạp tiền cao hơn, hỗ trợ thêm nhiều tiện ích giao dịch.

Các phí chênh lệch hợp lý: Thông thường, phí Spread là một lợi thế dành cho các Trader. Tuy là vậy, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ phí chênh lệch thực tế so với mức phí khi quảng cáo. Bởi vì có nhiều Broker khi quảng cáo mức phí chênh lệch cực thấp. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Bài viết liên quan:  Các mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm mới nhất

Thời gian giao dịch và mức độ trượt giá: Khi nhận thấy được các cơ hội tiềm năng, các Trader nên tìm những sàn môi giới có dịch vụ hỗ trợ tốt các giao dịch lướt sóng. Nếu các sàn Forex cho phép lướt sóng thì thường họ sẽ không quy định thời gian chờ tối thiểu giữa từng thị trường.

Hỗ trợ các công cụ tùy chỉnh và nhiều tiện ích khác: Đã là một Broker uy tín, thông thường họ sẽ hỗ trợ cho khách hàng đầy đủ các công cụ tùy chỉnh. Cũng như một số tiện ích cơ bản và nâng cao khác.

Sàn môi giới đã qua cấp phép: Ở thị trường Việt Nam, các sàn giao dịch Forex vẫn chưa chính thức được cấp phép. Tuy nhiên, những sàn này vẫn có thể được cấp phép hoạt động ở một số quốc gia. Chính vì thế, mức độ uy tín sẽ cao hơn.

Đảm bảo cho tiền gửi của các Trader: Thông thường, bạn nên lựa chọn các sàn môi giới sở hữu tài khoản tiền gửi độc lập cho khách hàng ở tại Châu Âu. Cùng với đó là các chính sách bồi thường thiệt hại trong trường hợp nếu có tranh chấp.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Một sàn môi giới Forex uy tín thì chắc chắn sẽ có một đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình và chu đáo. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sàn giao dịch có dịch vụ hotline 24/7 để giải đáp các thắc mắc.

Đầu tư vào các khâu đào tạo: Hiện tại, đầu tư Forex ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ. Do đó, để các Trader hiểu đúng về lĩnh vực này. Mỗi sàn môi giới nên tập trung vào các khâu đào tạo. Cũng như cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết.

7. Kết luận

Đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử đang trở thành một xu hướng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi phải có một bên trung gian để liên kết với các bên phân phối lớn. Cụ thể người trung gian ở đây chính là các Broker. Thực chất, các Broker người giữ vai trò giống như là một sàn môi giới hỗ trợ khách hàng cá nhân kết nối với các bên tổ chức tài chính lớn. Hoặc các ngân hàng để thực hiện giao dịch ngoại hối.
Hy vọng bài viết trên từ Norway.org.vn ở trên đã giúp các bạn làm rõ được Broker là gì. Với những phần kiến thức đã chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về thế giới đầu tư Forex!

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button