Blog tài chính

So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ

Để đẩy mạnh chỉ tiêu ròng nền kinh tế của một quốc gia, Chính phủ sẽ sử dụng biện pháp kích cầu để kích thích phát triển nền kinh tế. Đây cũng là biện pháp được nhiều các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Trung Quốc,… và các nước đang phát triển sử dụng, trong đó có Việt Nam. Cùng so sánh kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ ngay sau đây.

so sanh chinh sach kich cau cua viet nam

1. Chính sách kích cầu là gì?

Chính sách kích cầu (Pump priming) là một khoản chi tiêu của Chính phủ được hoạch định nhằm kích thích sự tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo nên mức tăng trưởng lớn hơn so với thu nhập quốc dân.

Chính sách kích cầu thể hiện rõ nhất khi nền kinh tế của một quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái. Khi đó, Chính phủ không phải tăng chi tiêu đến mức cao nhất để bù lại hạn mức thâm hụt sản lượng mà thay vào đó là tăng chi tiêu đến mức đủ để tạo ra làn sóng ổn định hơn trong nền kinh tế.

Có thể nói chính điều này sẽ làm cho khu vực tư nhân chi tiêu nhiều hơn và giúp nền kinh tế đi tới trạng thái cân bằng hơn.

2. Điểm lại một vài chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ 

2.1. Chính sách kích cầu kinh tế của nước Mỹ

Gói kích cầu của khối Anh – Mỹ đời sau là gói cứu trợ ngành ngân hàng khi xảy ra cuộc khủng hoảng bắt đầu từ các nước phát triển. Bắt buộc phải chọn giải pháp ứng cứu ngành kinh doanh bị tổn thất nặng nề trước và sau đó giảm nhẹ sự lây lan.

Bài viết liên quan:  Kinh doanh gì với 50 triệu? 10 ý tưởng thực tiễn 2023

Sau khi bình thường hóa các hoạt động của khối ngân hàng, Mỹ bắt đầu gói kích thích kinh tế. Đặc điểm của chính sách kích thích này nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng vào việc miễn giảm nhiều loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,…

2.2. Chính sách kích cầu của nước Trung Quốc

Chính sách kích cầu của Trung Quốc được thực hiện như một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Phần lớn, các ngân hàng thế giới (WB) ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ tương đương với 12% GDP (2009) của nước Trung Quốc. Mục đích là nhằm vào việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng lại hạ tầng nông thôn và tái thiết sau động đất,…

Phần còn lại gói kích cầu sẽ dùng để cải thiện công nghệ, hệ thống y tế, xây dựng nhà ở, hệ thống năng lượng và môi trường. Gói kích cầu không trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp và tăng sức cầu nội địa. Mà chỉ để chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn, lợi ích sẽ chuyển nhanh vào các doanh nghiệp.

2.3. Chính sách kích cầu của nước Việt Nam

so sanh chinh sach kich cau cua viet nam

Gói kích cầu kinh tế của nước Việt Nam nằm ở hai gói hỗ trợ lãi suất. Nhìn chung, gói hỗ trợ kích cầu này cũng có điểm tương đồng với gói kích cầu ở phương Tây đó là hỗ trợ thuế.

Bài viết liên quan:  Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu chi tiết

Mặc dù không rõ ràng nhưng một phần gói hỗ trợ của nước ta là nhắm vào một số loại cơ sở hạ tầng, năm 2010 tạm ứng ngân sách cho một số dự án, chuyển nguồn đầu tư sang năm 2009.

Trong đó, đặc điểm đáng chú ý nhất của chính sách này là sự kết hợp chi tiêu để trợ giá với chính sách tiền tệ. Xem như đã giảm lãi suất hiệu lực của các khoản vay từ doanh nghiệp 4% và chính sách cắt giảm lãi suất trong khu vực kinh doanh chứ không phải là toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời tiền hỗ trợ lãi suất được lấy từ dự trữ ngoại hối chứ không lấy từ ngân sách.

Mô hình này của Việt Nam còn đáng chú ý hơn khi Chính phủ vay nợ thương mại 1 tỷ đô đa Mỹ qua việc phát hành trái phiếu quốc tế, sau đó phân bổ lại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Biện pháp này gây hệ lụy hỗ trợ lãi suất nhiều tầng cho các doanh nghiệp nhà nước.

3. So sánh chính sách kích cầu của các nước Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt như thế nào?

Thực tế, gói kích cầu kinh tế của Mỹ chỉ được thực hiện khi họ đã hoàn thành xong gói cứu trợ đối với ngân hàng. Còn với mô hình kích cầu của nước Việt Nam và Trung Quốc lại hoàn toàn khác. 

Bài viết liên quan:  WACC là gì? Công thức tính WACC chuẩn nhất 2023

Hai nước này hoàn toàn không sử dụng gói cứu trợ ngân hàng mà thực hiện gói kích cầu tăng trưởng kinh tế. Do vấn đề khủng hoảng kinh tế không gây ảnh hưởng đến các ngân hàng tại Việt Nam và Trung Quốc nên hai quốc gia này không gặp phải tình trạng thua lỗ và các khoản nợ xấu.

so sanh chinh sach kich cau cua viet nam

Trong khi đó, nước Việt Nam lại bị tác động lớn vào lượng hàng xuất khẩu nước ngoài. Thực chất thì nhu cầu tiêu dùng nội địa là không khả quan. Do đó, Chính phủ đã lựa chọn yếu tố duy trì hoạt động thì chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất ngân hàng là tối ưu nhất. Điều này cũng giúp giảm thiểu được nguy cơ phá sản và thất nghiệp của người lao động.

Thông qua việc so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ đã cho thấy được tầm quan trọng của các gói kích cầu mà nhà nước lựa chọn. Mong rằng, các thông tin mà Norway Embassy chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn.

Norway Embassy In Hanoi

Norway Embassy in Hanoi đã tập hợp một đội ngũ biên tập có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số thành viên của đội ngũ biên tập hiện tại đang làm cho các tập đoàn tài chính quốc tế. Norway Embassy mong muốn nhận được nhiều phản hồi và đóng góp từ người đọc thông qua các bình luận và gợi ý trên các bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button